CÁCH QUY ĐỔI TRỌNG LƯỢNG TÍNH CƯỚC TRONG NGÀNH VẬN TẢI
CÁCH QUY ĐỔI TRỌNG LƯỢNG TÍNH CƯỚC TRONG NGÀNH VẬN TẢI
Có rất nhiều bạn thắc mắc về cách tính cước đối với hàng hóa
trong vận tải bằng đường hàng không, đường biển cũng như là đường bộ. Cụ thể là
tại sao hàng hóa được tính từ thể tích quy đổi sang khối lượng mà không trực tiếp
cân ký rồi tính theo trọng lượng?
Thực tế, đối với mỗi phương tiện vận tải đều bị giới hạn về
thể tích và số lượng hàng hóa chuyên chở. Để tận dụng không gian trống một cách
hiệu quả, ngành logistic quốc tế đã thống nhất phương thức tính cước vận tải được
gọi là Trọng lượng tính cước (Chargeable Weight). Theo đó, công ty vận tải sẽ
tính trọng lượng thể tích của hàng hoá để so sánh với trọng lượng thực tế của
hàng hoá. Sau đó chọn giá trị lớn hơn, tùy xem hoặc tng trọng lượng thực tế
(Gross Weight) hoặc trọng lượng thể tích giả định ( Volumetric Weight) lớn hơn.
Giá trị được chọn gọi là trọng lượng tính cước.(Chargeable Weight).
Project Shipping sẽ chia sẻ cụ thể về cách quy đổi trọng lượng
và thể tích hàng hóa theo cả ba phương thức vận tải hàng không, đường biển và
đường bộ.
1. Cách tính trọng lượng
tính cước (chargeable weight) cho lô hàng Air?
Để xác định được Chargeable weight, trước hết phải xác định
được trọng lượng thực tế ( GW) và trọng lượng thể tích (VW) của lô hàng. Sau đó
so sánh giá trị nòa lơn hơn sẽ được chọn làm Chargeable Weight.
Ví dụ : Một lô hàng gồm 10 packages với các thông số mỗi kiện:
– Trọng lượng thực tế ( GW) : 100kgs
– Kích thước mỗi package : 120cm x 100cm x 70cm hoặc 1.2m x
1m x 0.7m.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng trên : 100 kgs x 10
packages = 1000 kgs
Bước 2: Tính tổng thể tích lô hàng trên: (1.2m x 1m x 0.7m)
x 10packages = 8.4 cbm.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá ( VW) : nhân
thể tích hàng hóa với
hằng số trọng lượng thể tích.Trong đó, hằng số quy ước trọng
lượng thể tích là : 167 kgs /cbm : 8.4 x 167 = 1402.8 kgs
Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng hóa: Bạn
nên so sánh trọng lượng tổng (GW) của hàng với trọng lượng thể tích của hàng
hoá (VW) và chọn giá trị lớn hơn.
Như vậy, Chargeable Weight sẽ là 1402.8 kgs
2. Cách tính trọng lượng tính cước trong lô hàng Sea?
Chúng ta phải làm theo các bước tương tự khi tính toán trọng
lượng tính cước trong các lô hàng đường biển với chỉ một ngoại lệ: hằng số trọng
lượng tính cước của hàng sea khác với hàng air: 1000kgs/cbm
Theo ví dụ trên, tính trọng lượng tính cước của lô hàng sea
Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng trên : 100 kgs x 10
packages = 1000 kgs
Bước 2: Tính tổng thể tích lô hàng trên: (1.2m x 1m x 0.7m)
x 10packages = 8.4 cbm.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá ( VW) : nhân
thể tích hàng hóa với
hằng số trọng lượng thể tích. : 8.4 x 1000 = 8400 kgs
Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng hóa: Bạn
nên so sánh trọng lượng tổng (GW) của hàng với trọng lượng thể tích của hàng
hoá (VW) và chọn giá trị lớn hơn.
Như vậy, Chargeable Weight sẽ là 8400kgs
3. Cách tính trọng lượng tính cước của lô hàng đường bộ ?
Với lô hàng đường bộ, chỉ khác hàng air và sea ở hằng số trọng
lượng thể tích là 333 kgs /m3.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng trên : 100 kgs x 10
packages = 1000 kgs
Bước 2: Tính tổng thể tích lô hàng trên: (1.2m x 1m x 0.7m)
x 10packages = 8.4 cbm.
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá ( VW) : nhân
thể tích hàng hóa với hằng số trọng lượng thể tích.Trong đó, hằng số quy ước trọng
lượng thể tích là : 1000kgs/ cbm : 8.4 x 333= 2797.2 kgs
Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng hóa: Bạn
nên so sánh trọng lượng tổng (GW) của hàng với trọng lượng thể tích của hàng
hoá (VW) và chọn giá trị lớn hơn.
Như vậy, Chargeable Weight sẽ là 2797.2 kgs
Hi vọng bài chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu
về ngành vận tải nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung. Mọi thắc mắc hay cần
dich vụ vận tải xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cạnh tranh
nhất./.
Nhận xét
Đăng nhận xét